Nếu như những trò chơi team building chạy trạm giúp rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe thì các game trí tuệ lại thiên về khả năng kích thích tư duy của não bộ cũng như rèn trí lực của bản thân. Thông qua độ khó của các câu hỏi, các thành viên từ đó bộc lộ được năng lực, sự nhạy bén cùng như khả năng sáng tạo của mình. Nếu đang có ý định tổ chức một chương trình team building với nội dung chính là các game trí tuệ, các bạn có thể tham khảo một số các thử thách sau.
Mục lục:
Toggle>> Tham khảo: Dịch vụ tổ chức team building
Trò chơi 1: Giải mã mật thư
Là một phần thường thấy trong các trò chơi team building chạy trạm, giải mã mật thư là một thử thách thiên về trí tuệ. Để vượt qua được game này, đòi hỏi người chơi/ đội chơi cần có tư duy logic và khả năng sáng tạo cao. Đồng thời, mỗi thành viên cần phải tự nỗ lực, đoàn kết và hợp sức với các members còn lại để cùng nhau giải được mật mã của câu đố.
Luật chơi:
Ban tổ chức đưa ra một mật thư bí ẩn, nhiệm vụ của các đội là cần phải giải mã được mật thư đó. Nội dung bên trong của mật thư chính là gợi ý về địa điểm chứa kho báu cuối cùng. Mật thư có thể ở dạng thông tin, con số, hình ảnh hoặc là mảnh ghép. Sau khi nhận mật thư, các đội cần hội ý, phối hợp với nhau để giải mã mật thư nhanh nhất có thể.
Có thể hiểu mỗi mật thư là mỗi mảnh ghép, đội nào giải mã được nhiều mật thư nhất sẽ có nhiều thông tin gợi ý về địa điểm cuối cùng. Các đội sau khi tìm ra mật mã 1, ban tổ chức sẽ đưa ra mật mã 2 để tiếp tục giải mã, đến khi hết. Sau khi hoàn thành, các đội cần tập hợp các nội dung lại, đó chính là những thông tin gợi ý về địa điểm cất giấu kho báu. Đội nào tìm ra nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
Trò chơi 2: Nối từ
Trong số các trò chơi team building trí tuệ, trò nối từ có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người. Để tham gia trò chơi, yêu cầu các đội cần phải có sự nhanh trí cùng vốn từ vựng phong phú. Không chỉ giúp rèn luyện về khả năng ngôn từ, trò chơi này còn giúp tăng sự kết nối, đoàn kết cũng như tạo ra tiếng cười vui vẻ cho tất cả mọi người.
Luật chơi:
Người quản trò có thể chia những người tham gia thành các đội hoặc cá nhân. Trước khi chơi, tất cả cần ngồi lại thành một vòng tròn. Người quản trò sẽ đưa ra một từ ngữ bất kỳ theo ý mình, sau đó bắt đầu theo chiều kim đồng hồ, người chơi sau phải nghĩ ra một từ mà chữ đầu tiên phải giống với từ cuối của người trước đó. Ví dụ, đồng hồ – hồ nước – nước biển – biển khơi,vv…
Trò chơi cứ tiếp tục đến khi nào không tìm được từ phù hợp, người đó sẽ bị loại. Lưu trú, để đảm bảo fair-play, người chơi cần phải đưa ra từ có ý nghĩa và trong thời gian cho phép. Đội nào bị loại hết thành viên, đội đó là đội thua cuộc.
Trò chơi 3: Đuổi hình bắt chữ
Đây là một trò chơi team building khá vui nhộn, hấp dẫn ai cũng có thể tham gia. Để có thể mang điểm số về cho đội, các thành viên cần có sự phán đoán nhanh cũng như đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Thông qua trò chơi, ban tổ chức tạo ra không khí sôi nổi, giúp các thành viên phát huy năng lực, tư duy cũng như gắn kết đội nhóm.
Luật chơi:
Ban tổ chức sẽ chia thành các đội, có thể là 2 hoặc là 3 đội tùy vào số lượng người chơi cũng như không gian xung quanh. Các đội xếp thành hàng dọc, các thành viên đứng đầu tiên của mỗi hàng sẽ tham gia lượt chơi đầu tiên. Khi đó, quản trò sẽ đưa ra một bức hình, đó có thể là thông điệp, câu nói, câu ca dao tục ngữ.
Các thành viên của mỗi đội cần nhanh trí đoán đáp án. Để đảm bảo công bằng, quản trò có thể yêu cầu giơ cờ hoặc là nhấn chuông để giành quyền trả lời. Nếu người đó không đưa ra được đáp án đúng, quyền trả lời sẽ thuộc về các đội còn lại, cũng bằng cách phất cờ hoặc bấm chuông. Các đội hoàn toàn có thể hỗ trợ bằng cách chuyền đáp án lên người hàng đầu, đảm bảo đội khác không nghe thấy.
Đội nào có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đội đó sẽ được cộng điểm. Cứ như vậy đến khi hết câu hỏi, đội nào giành được nhiều điểm nhất, đội đó sẽ giành chiến thắng. Đội thắng có thể nhận được những phần quà giá trị, quyền ưu tiên trong trò chơi tiếp theo hoặc có quyền đưa ra hình phạt cho đội thua cuộc.
Trò chơi 4: Đoán ý đồng đội
Đây là một trò chơi trí tuệ được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi cách chơi đơn giản cũng như sự vui nhộn. Thông thường, trò chơi dạng này sẽ được tổ chức ở những nơi hạn chế về không gian cũng như đạo cụ. Chỉ cần tìm kiếm một số bộ câu hỏi đơn giản, bạn đã có thể thử thách trí tuệ của đồng đội cũng như giúp mọi người thư giãn.
Luật chơi:
Chương trình chuẩn bị sẵn một bộ từ khóa, có thể là bài hát, câu thành ngữ, tục ngữ hoặc là hình ảnh động vật. Mỗi đội cử ra một thành viên để nhận bộ từ khóa, với mỗi từ khóa, người đó cần diễn ra làm sao để các đồng đội đoán chính xác được nội dung. Lưu ý, người chơi chỉ cần hành động và không được nói, nếu phạm luật sẽ không tính điểm.
Để tăng thêm sự kịch tính, cần ra quy định cụ thể về thời gian, chẳng hạn như 30 giây hoặc 1 phút. Từ khóa nào đoán không ra, có thể tiếp tục bằng từ khóa khác, sau đó quay lại từ khóa ban đầu. Trong khoảng thời gian quy định, nếu đội nào đoán đúng nhiều hơn số từ khóa, đội đó sẽ là đội chiến thắng.
Trò chơi 5: Ai là người gọi điện?
Đây là một trò chơi team building trí tuệ khá thú vị, không cần quá nhiều đạo cụ song vẫn mang lại những tiếng cười giòn tan cho tất cả mọi người. Đặc biệt, thông qua thử thách này, chúng ta có thể tìm ra những người có năng lực trong diễn xuất cũng như những ai có năng lực phán đoán thần kỳ.
Luật chơi:
Chia thành các đội chơi với số lượng thành viên bằng nhau. Trò chơi sẽ tiến hành lần lượt hết đội này tới đội kia. Luật chơi rất đơn giản, yêu cầu các thành viên của mỗi đội đều có điện thoại di động. Cả đội sẽ cùng hội ý cử ra một người gọi điện thoại thật cho một người quen, các thành viên còn lại là cuộc gọi giả.
Khi hô “bắt đầu”, các thành viên sẽ lần lượt thử tài diễn xuất gọi điện cho ai đó, tất nhiên sẽ có 1 người gọi điện thật. Đội đối thủ sẽ đứng bên kia ở một khoảng xa và cùng nhau quan sát, nhiệm vụ của họ là xem ai là người gọi thật, ai chỉ là đang diễn. Để thêm phần hấp dẫn và có thêm manh mối, đội đối thủ có thể hỏi thêm một số thông tin của từng người, chẳng hạn như đang gọi cho ai, nói chuyện gì,vv…
Trò chơi 6: Sao y bản chính
Trò chơi team building trí tuệ này rất phù hợp cho không gian văn phòng hoặc các cuộc gặp gỡ giúp gắn kết các thành viên. Để tham gia trò chơi này, yêu cầu người chơi không chỉ nhanh nhạy, tinh ý mà cần có trí nhớ tốt.
Luật chơi:
Đối với trò chơi này, có thể chia thành các đội hoặc tất cả các thành viên cùng một đội, thực hiện thử thách do người dẫn chương trình đưa ra. Khi đó, ban tổ chức sẽ chuẩn bị sẵn một bàn với rất nhiều chi tiết, đó có thể là các món ăn, đồ vật trong bức tranh. Nó sẽ được đậy lại bằng một tấm khăn trải bàn để không ai có thể nhìn thấy trước.
Người quản trò yêu cầu mọi người đứng thành một vòng tròn xung quanh cái bàn. Khi nhạc vừa bật lên, các thành viên cần phải nhún nhảy và di chuyển theo nhạc. Khi nhạc dừng, quản trò mở khăn ra. Trong thời gian tích tắc, khoảng 15-20 giây, những người chơi cần chú ý quan sát và ghi nhớ vị trí đặt các vật. Sau đó, bàn được phủ khăn lại, mọi người cần lục lại trí nhớ để biết vật nào xếp ở đâu, nếu chính xác sẽ nhận được phần thưởng.
Trò chơi 7: Tam sao thất bản
Nếu như những trò chơi team building ở trên giúp gắn kết và thử thách trí tuệ của toàn nhóm thì ở trò tam sao thất bản, mỗi thành viên được phát huy khả năng sáng tạo và tư duy logic của bản thân. Đồng thời, qua mỗi lượt chơi còn thể hiện sự ăn ý, hiểu nhau giữa các thành viên của từng đội.

Luật chơi:
Chia thành các đội chơi, mỗi đội đứng thành một hàng dọc. Trò chơi sẽ diễn ra lần lượt theo từng đội, hết đội này đến đội kia. Thành viên đứng đầu của mỗi đội nhận được một từ khó, nhiệm vụ của người này là vẽ lại thông điệp bằng bức tranh để người sau hiểu.
Cứ như vậy, từ bức tranh gợi ý ban đầu, những người chơi tiếp theo sẽ nhìn nó rồi vẽ lại theo sự hiểu biết và phán đoán của mình. Cứ vẽ và đoán như vậy cho đến lượt thành viên cuối cùng, người này nhận được bức tranh và phải đoán chính xác thông điệp ban tổ chức đưa ra. Sau nhiều lần chơi, đội nào đoán đúng nhiều hơn đó là đội chiến thắng.
Những trò chơi team building trí tuệ không chỉ đơn thuần là để các thành viên vận dụng trí não trong các thử thách hóc búa của chương trình mà còn giúp các doanh nghiệp đạt được những ý nghĩa xa xôi hơn. Thông qua việc thúc đẩy sự sáng tạo, phân tích tư duy logic, những trò chơi như thế này sẽ giúp các thành viên có thêm nhiều sáng kiến trong công việc, đồng thời tăng tính kết nối trong cộng đồng. Với lý do đó, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp lồng ghép các trò chơi trí tuệ vào các hoạt động team building nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.