Cũng như các quốc gia Á Đông khác như Việt Nam, Myanmar, ăn trầu cau đã trở thành một tập tục từ xa xưa của Đài Loan. Thế nhưng, trầu cau xứ Đài và những câu chuyện đằng sau đó vẫn là một điều gì đó gây tò mò đối với nhiều người. Nếu bạn có sự yêu thích đặc biệt với đất nước Đài Loan cũng như muốn biết thêm những nét văn hóa đặc biệt trên thế giới thì đây hẳn sẽ là một chủ đề khá thú vị.
Mục lục:
ToggleTrầu cau – nét đẹp trong văn hóa Đài Loan
Từng có câu nói, “nhuộm răng ăn trầu”, nghĩa nói rằng ăn trầu và nhuộm răng vốn là một tập tục cổ xưa của người Việt ta. Miếng trầu không chỉ là “đầu câu chuyện”, làm cho mọi người gần gũi, cởi mở với nhau hơn mà còn là thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau đến với thế hệ trước, thế mới nên thấy trên mâm cỗ thờ cúng tổ tiên bao giờ cũng không thiếu đĩa cau, đĩa trầu.
Có thể nói, văn hóa Đài Loan cũng có một phần nào đó tương đồng với Việt Nam, điều đó biểu hiện thông qua văn hóa trầu cau. Người dân xứ Đài xem việc ăn trầu như là một thói quen khó thể từ bỏ trong cuộc sống, nó cũng được xem như sở thích, giống như uống trà, đọc sách vậy. Tuy nhiên, nếu như ở các nước Á Đông khác, trầu cau vốn là món ăn dành riêng cho phụ nữ thì ở Đài Loan lại ngược lại, nó phổ biến hơn với nam giới.
Nhai trầu được xem là một phần đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người dân bản địa ở phía Nam và phía Đông Đài Loan. Hầu hết mọi người bị nghiện trầu bởi có cảm giác nóng rất rất giống với thuốc lá mang lại, tác dụng của nó là giúp giữ ấm trong thời tiết lạnh giá cũng như tinh thần tỉnh táo.
Bên cạnh tác dụng kích thích, phụ nữ Đài Loan còn bị dụ dỗ nhai trầu bởi vì nước ép trầu sẽ khiến cho môi họ có màu đỏ đẹp. Đối với người dân bản địa, việc cúng trầu thể hiện sự chào đón và chấp nhận, nó thường là thứ đầu tiên mà họ trình bày hoặc trao đổi trong một cuộc họp mặt. Mặt khác, trong đám cưới của nhiều bộ lạc ở Đài Loan, trầu được coi là biểu tượng tốt lành của sự đoàn kết và khả năng sinh con đẻ cái.
Lý giải sở thích ăn trầu cau của người Đài Loan
Có rất nhiều giai thoại về trầu cau Đài Loan, song có hai lý do người dân nơi đây rất thích món ăn này. Nếu như đi dọc các tuyến cao tốc từ Đài Bắc đến Đài Trung, bạn sẽ thấy rất nhiều các ngọn đồi phủ xanh bởi các cây trầu, cây câu. Để lý giải vì sao trồng loại cây này với số lượng lớn như vậy, người địa phương cho rằng, vào thời thuộc địa Nhật, nơi đây xuất hiện một bệnh dịch gọi là vàng da. Khi đó, y tế Nhật Bản kêu gọi người dân trồng cau ăn trầu để điều trị bệnh.
Thêm một lý do khác là vào thời điểm ấy, diện tích Đài Loan có đến 70% là đồi núi. Khi ấy, chính quyền địa phương khuyến khích người dân nên khai phá đất nông nghiệp để trồng cau, bởi loài cây này rất thích hợp với khí hậu núi rừng. Kể từ khi ấy, người dân Đài Loan đã bắt đầu hình thành thói quen ăn trầu cau và nó vô tình trở thành một nét tập tục kéo dài cho đến nay.
Lịch sử ăn trầu của người dân Đài Loan
Trầu cau, một loại quả khô của cây rau, dường như rất phổ biến ở Đài Loan, thậm chí nó được mệnh danh là “kẹo cao su Đài Loan”. Đây có thể nói là loại cây trồng thu hoa lợi đứng thứ hai của Đài Loan chỉ sau lúa gạo. Ước tính có khoảng 2,4 triệu công dân Đài Loan ăn trầu, tương đương 10% dân số. Việc sử dụng lá trầu ở nước này cực kỳ phổ biến, bạn có thể mua xà bông tràu, rượu trầu thậm chí là thức ăn từ trầu cho gà.
Theo thông tin từ một tờ báo, người bản địa Đài Loan đã duy trì tục nhai trầu từ hàng ngàn năm nay. Các nhà khảo cổ đã khai quật răng người tại các địa điểm 4.000 năm tuổi gần Kenting (cực Nam Đài Loan) đã phát hiện có chứa dấu vết của trầu cau. Hơn nữa, các di tích cổ xưa gắn liền với các bộ lạc bản đại đã xác nhận rằng, quả trầu có kích thước bằng quả sồi, đã đóng một vai trò văn hóa quan trọng trong suốt thời gian mà người Đài Loan đã sinh sống.
Trầu câu được cho là có nguồn gốc từ Đài Loan. Giờ đây, nó đặc biệt trở nên phổ biến với cánh tài xế xe tải, công nhân xây dựng và người lao động. Thưởng thức được miếng trầu cau cũng giúp cho con người cảm thấy phấn chấn hơn, giảm cảm giác thèm ăn, rất thích hợp cho những công việc lao động tay chân.
Câu chuyện về “Nàng Tây Thi bán trầu” ở Đài Loan
Ở Đài Loan, hình thức tiêu thụ phổ biến nhất vẫn là cau tươi, còn xanh, bọc trong lá trầu để tạo nên hương vị cay nồng. Theo truyền thống, Đài Bắc được xem là điểm nóng về hiện tượng “người đẹp trầu cau”, hay còn gọi là cô gái binlang. Họ là những người phụ nữ trẻ, ăn mặc hở hang đứng bán trầu và thuốc lá từ một tủ kính có ánh sáng rực rỡ.
Mặc dù bán trầu cau có vẻ là một công việc kiếm lời ở Đài Loan thế nhưng vẫn có những luồng ý kiến trái chiều, thậm chí là gây tranh cãi về vấn đề này. Một số người có thể có thái độ phân biệt đối xử với người đẹp bán trầu, họ cho rằng việc ăn mặc thiếu vải đã để lại ấn tượng xấu trong mắt nhiều người.
Ngược lại, một số người khác lại nếu quan điểm rằng, đó chỉ là một công việc chứ không hẳn là nghề nghiệp. Vì vậy, những cô gái bán trầu này hoàn toàn có thể làm một công việc khác. Sở dĩ, cái tên “Người đẹp bán trầu” tồn tại cũng là do có nhu cầu từ cuộc sống và bản thân những người phụ nữ này cũng chỉ là những người bình thường đang làm công việc của mình.
Trầu cau Đài Loan: Chất gây nghiện và ung thư?
Ở Đài Loan, nhau trầu đặc biệt phổ biến ở những người đàn ông thuộc tầng lớp lao động, bởi chúng mang lại cảm giác hưng phấn, cùng với đó là tác dụng ức chế sự thèm ăn. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, những người thường xuyên nhai trầu có nguy cơ phát triển ung thư miệng cao gấp 28 lần so với những người không có thói quen này.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần 1/10 dân số thế giới nhai trầu cau, hay còn gọi là quids, là chất kích thích thần kinh được sử dụng phổ biến thứ tư chỉ sau thuốc lá, rượu và đồ uống có chứa caffeine. Vì vậy, nó có thể được xem là một chất gây nghiện, một khi gây nghiện rồi rất khó từ bỏ.
Cũng chính vì điều này, trong vài năm trở lại đây, chính phủ Đài Loan đã có những hành động cụ thể hơn để thắt chặt về vấn đề này. Họ đã tiến hành thực hiện nhiều nghiên cứu và công bố chúng với người dân, nhằm để cảnh báo về tác hại của việc ăn trầu. Đồng thời, nghề bán trầu cau của các cô gái đẹp cũng được chú ý đến nhiều hơn. Cụ thể, Đài Loan cũng đưa ra những quy định khắt khe về trang phục dành cho những cô gái này, chẳng hạn như cấm hở mông, ngực.
Bên cạnh đó, để ngăn chặn tác hại của việc ăn trầu cau, lãnh đạo xứ Đài cũng khuyến khích người dân dần chuyển đổi đất trồng cau sang trồng các loại cây nông nghiệp khác. Tuy chưa có sự thay đổi rõ rệt về việc chuyển đổi diện tích trồng cau song trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng số lượng loại cây này sẽ giảm dần và bớt đi số lượng người ăn trầu cau thường xuyên.
Giờ đây, từ việc tổ chức những lớp cai nghiện trầu cũng như những quy định dành cho những người nhổ nước trầu, thói quen ăn trầu cau ở Đài Loan cũng dần không còn phổ biến như trước nữa. Thay vào đó, trầu cau chỉ xuất hiện trong một số dịp đặc biệt như lễ hội, cưới hỏi. Dù đã có phần mai một, song đây nó đã từng là một nét văn hóa đẹp khi nhắc đến xứ Đài.