Là đất nước láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc là một điểm đến hấp dẫn, mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo cho các tín đồ xê dịch. Nằm trong cùng một khu vực Châu Á, cả hai có khá nhiều điểm tương đồng về ẩm thực, song mỗi nước vẫn có sự khác biệt rõ rệt, cả về quan niệm ăn uống lẫn cách chế biến món ăn. Vì vậy, rất nhiều người không biết liệu đồ ăn Trung Quốc có khó ăn không, nên ăn những món gì hay có nên mang theo đồ ăn Việt hay không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp gọn ghẽ và chi tiết nhất qua những thông tin sau đây.
Mục lục:
Toggle>> Xem thêm: Chùm tour du lịch Trung Quốc
Những sự thật thú vị về ẩm thực Trung Hoa
Là đất nước tiếp giáp với Việt Nam về phía Bắc, dù ít dù nhiều, ẩm thực Trung Quốc với nước ta vẫn có sự giống nhau ở nhiều điểm. Tuy vậy, mỗi đất nước trên thế giới đều có nền ẩm thực đặc trưng và khác biệt, và Trung Quốc cũng vậy. Khi đến thăm đất nước này, dù là đi tour hay đi tự túc, ẩm thực Trung Hoa vẫn là một thứ để trải nghiệm. Trước khi biết rõ đồ ăn Trung Quốc có khó ăn không, bạn cũng nên hiểu rõ một số điều liên quan đến nền ẩm thực của họ.
Người Trung Quốc chuộng bột mì
Mặc dù gạo là lương thực chính nhưng người Hoa lại đặc biệt yêu thích bột mì. Đó là thứ nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn liên quan tới mì sợi, bánh bao và sủi cảo, đều là các món ăn trứ danh ở đất nước tỷ dân. Trong đó, mì kéo, hay còn gọi là mì kéo sợi, là một loại mì sợi đặc trưng của Trung Quốc, được tạo ra bằng cách xoắn, kéo dài và gấp bột thành sợi mì. Theo quan niệm, sợi mì càng kéo dài càng thể hiện cho cuộc sống lâu dài, vì vậy, nó còn được sử dụng để nấu món mì Trường Thọ, một món ăn rất phổ biến trong ngày Tết, có ý nghĩa như một lời chúc sức khỏe và sống thọ.
Người Hoa thuộc đa trường phái ẩm thực
Nhắc đến Trung Quốc, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những món ăn như cơm chiên dương châu, mì xào, vịt quay, bánh quẩy, bánh kép. Vì điều này mà họ nghĩ rằng đất nước này có thói quen ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, sự thật là chỉ những vùng như Quảng Đông mới có xu hướng thích các món chiên, rán cầu kỳ, các vùng còn lại cũng tương đồng với Việt Nam, ăn khá thanh đạm với các phương thức chế biến chính là hầm, ninh, hấp.
Người Trung Quốc không phải ai cũng ăn cay
Nói đến ẩm thực Trung Hoa, chúng ta thường bắt gặp những món ăn tràn ngập ớt hay những món xào đỏ rực trong những video nấu nướng của người dân nơi đây. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng có thể ăn cay được, bởi chỉ có một số vùng nằm ở phía Tây và Tây Nam đất nước như Tứ Xuyên, Hồ Nam, Trùng Khánh, Thiểm Tây mới ưa chuộng ớt trong các món ăn hằng ngày. Lý giải điều này là bởi vì những khu vực này nằm trong lòng chảo của sương mù, ẩm thấp quanh năm, họ ăn cay là để chống chọi lại cái lạnh khắc nghiệt của nơi đây.
Đồ ăn Trung Quốc có khó ăn hay không?
Trong nấu nướng, người Việt thường sử dụng các nguyên liệu như tiêu, ớt để làm gia vị, nghĩa là chỉ khi thực sự thích nó, họ mới cho vào. Ở hầu hết các nhà hàng, quán ăn, ngoại trừ một số món bắt buộc cay như mì cay 7 cấp độ, gà tiềm ớt hiểm, mực xào sa tế, bánh mì nướng muối ớt,vv.. thì đều được chế biến không cay hoặc ít cay. Nếu muốn ăn cay, thực khách có thể cho thêm ớt xắt, ớt sa tế để gia tăng sự hấp dẫn khiến bản thân ăn ngon hơn.
Trong khi đó, các món ăn của Trung Quốc, đặc biệt là những vùng kể trên, hầu như được nấu từ rất nhiều ớt, gồm cả ớt tươi lẫn ớt khô. Vì vậy, đó hoàn toàn không phải cảm giác cay xé lưỡi mà ban đầu chỉ là vị cay nhẹ, sau đó là cảm giác tê ở đầu lưỡi và mất vị giác tạm thời. Do đó, những người không ăn cay tốt đều có thể chấp nhận các món ăn được nấu tại các nhà hàng, quán ăn ở Trung Quốc. Thậm chí, các món ăn cay của Tứ Xuyên giờ đây không chỉ được người bản địa mà người dân Trung Quốc và Việt Nam cũng đều thích. Lý giải điều này là bởi vì khí hậu nước ta có cả mùa đông và mùa hè. Chúng ta có thể ăn lẩu cay trong mùa đông để làm ấm cơ thể cũng như để giải nhiệt cơ thể vào mùa hè.
Không chỉ cay, rất nhiều các món ăn của Trung Quốc lại chứa nhiều chất béo và nước sốt chứa natri. Vào các ngày lễ Tết, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, những món ăn như thịt chiên giòn, trứng cuộn và bánh bao trở nên phổ biến. Cạnh đó, bất cứ một nhà hàng Trung Quốc nào cũng đều có thực đơn lấy thịt làm trung tâm, chế biến với rất nhiều dầu mỡ và kèm theo lượng carbohydrate lớn.
Điều đó không có nghĩa là những người có sở thích ăn uống thanh đạm không thể thưởng thức. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể đặt một bữa ăn lành mạnh tại các nhà hàng trong khi đi du lịch Trung Quốc. Theo truyền thống, rau hấp là món ăn chính của người dân Trung Hoa. Theo đó, các món hấp này, thi thoảng kết hợp với thịt đỏ, đồ chiên rán đã mang lại cho người dân nước này vô vàn lợi ích sức khỏe. Thay vì các món dầu mỡ, hãy chọn cơm gạo lứt, mì sợi cũng như các món ăn có đậu phụ để cung cấp đạm thay vì thịt bò hoặc thịt lợn.
![](https://apollotourist.vn/wp-content/uploads/2024/11/Do-an-Trung-Quoc-co-kho-an-khong.png)
Du khách Việt nên mang theo đồ ăn gì khi đi Trung Quốc
Mặc dù đồ Trung Quốc không quá khó ăn, thậm chí có một số món ăn trở thành đặc sản, tuy nhiên nó khó thể phù hợp với hầu hết người Việt. Cụ thể, dân Trung không ưa thích nước mắm, tương ớt như người Việt mà lại chuộng xì dầu, các gia vị cay như tiêu, ớt, các món ăn đa phần lại nấu rất dầu mỡ kèm theo thuốc Bắc để tăng hương vị.
Vì vậy, để “dự trù” cho những tình huống không thể ăn được đồ Hoa, bạn nên chủ động mang theo một số gia vị quen thuộc như nước mắm, tương ớt. Ngoài ra, những thực phẩm dạng khô như mì gói, xúc xích, bánh mì ngọt, lương khô, cơm cháy chà bông, đồ hộp, ruốc khô, muối vừng,vv…cũng nên có sẵn trong vali để trong trường hợp đồ ăn không hợp khẩu vị có cái để “chống đói”.
Tất nhiên, hãy xem những thứ mang trong vali chỉ để dự trù cho những tình huống cấp bách chứ đừng xem đó là phương án duy nhất. Thực tế, đồ ăn Trung Hoa có phần tương đồng với Việt Nam, nếu không quá kén chọn trong ăn uống cũng như xem đó là trải nghiệm thực tế thì nhiều người vẫn muốn được thử món ăn nước bạn một lần để xem có hương vị ra sao. Nếu đã đặt chân đến đất nước Trung Quốc, vịt quay Bắc Kinh chắc chắn là món nên thử đầu tiên, một đĩa thịt vịt được nướng thơm lừng trên than hoa, bên ngoài giòn, bên trong mềm đảm bảo ai cũng sẽ thích. Ngoài ra, lẩu Tứ Xuyên vốn đã nổi tiếng với vị cay nồng, tươi mát mang đến sự mong đợi dành cho các tín đồ thích ăn cay.
Dù Trung Quốc có đến 8 trường phái ẩm thực khác nhau, đem đến đa dạng sự lựa chọn về ăn uống theo sở thích nhưng tựu chung, ẩm thực Trung Hoa vẫn có chút gì đó không thể tương thích hoàn toàn với người Việt. Dẫu vậy, việc đi du lịch đến một đất nước nào đó, ở đây là Trung Quốc thì ẩm thực vẫn là một trải nghiệm nên có. Hơn hết, đất nước này lại có vô số các món ăn hấp dẫn, nổi tiếng khắp thế giới như vịt quay Bắc Kinh, lẩu Tứ Xuyên, đậu phụ thối, sủi cảo, tiểu long bao,vv… thì chẳng có lý do gì vì ngại về sự khác biệt trong ẩm thực mà chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức chúng.