Nét đẹp văn hóa tâm linh là một trong những điểm đặc trưng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Đa phần mọi người thường tìm đến những ngôi chùa nổi tiếng, linh thiêng để dâng hương, cầu tài lộc, cúng bái Thần Phật. Trong đó, phải kể tới Chùa Bửu Lâm, một trong những ngôi chùa lâu đời nhất Tiền Giang – một điểm tham quan nên ghé khi du lịch miền Tây.
Mục lục:
ToggleGiới thiệu chùa Bửu Lâm Cổ Tự
“ Về sông Bảo Định bờ đông
có ngôi chợ cũ, có Chùa Bửu Lâm”
Tiền Giang vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và Chùa Bửu Lâm là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời và linh thiêng tại đây. Chùa Bửu Lâm hay còn được gọi là “Bửu Lâm Cổ Tự” là một ngôi chùa cổ nằm tại 162B Anh Giác, khu phố 17, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00
Giá vé tham quan: Miễn phí
Lịch sử hình thành chùa Bửu Lâm
Chùa Bửu Lâm là một trong những cảnh đẹp được nhiều nhắc đến tại Tiền Giang. Không chỉ đi vào những câu thơ miền Tây lãng mạn, Bửu Lâm Cổ Tự cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và nhã cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến mảnh đất tuyệt vời này.
Tương truyền rằng vào đầu cuối thế kỷ 17, Chúa Nguyễn Phúc Khoát cho di dân từ miền Trung vào các tỉnh miền Nam khai hoang, lập làng, lập ấp, xây dựng cuộc sống mới. Nghe nói, trong đoàn người có một ni cô mộ đạo (không rõ đích danh) có tài bốc thuốc chữa bệnh. Vị ni cô đã đến xóm Dầu (vùng này trước đây dân cư sống chủ yếu bằng nghề ép dầu mù u) lập một am nhỏ tu tập và tiện trông cây thuốc chữa bệnh cho người dân quanh vùng.
Nhờ tài đức, danh tiếng của vị ni cô với tấm lòng từ bi được người đời ca tụng khắp nơi. Những người gần xa tìm đến bà nhờ chữa bệnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bà không nhận học trò hay môn đệ nào khi còn sống. Nên sau khi viên tịch, ngôi am nhỏ không người trông nom, vườn cây thuốc cũng ai chăm sóc mọc lên um tùm.
Đến năm 1803 tức năm Gia Long thứ 2, có một phật tử mộ đạo đá cho tủ đựng ngôi am hoang tàn thành một ngôi chùa khang trang. Bà là Phạm Thị Đạt một người sùng bái đạo Phật nhất vùng, tự bỏ tiền túi ra xây dựng chùa. Trong một lần đi lễ, bà có cơ duyên gặp hòa thượng Tôn Trí Khánh Hưng, giúp bà rước hòa thượng Tiên Thiện – Từ Lâm về làm trụ trì.
Từ đó, bà trở thành người cúng giường luôn tích cực hỗ trợ trụ trì trong các hoạt động: xây dựng, lễ bái,… Không gì bằng tấm lòng của người hướng thiện, ngôi chùa được xây dựng bằng nhiều loại gỗ quý, rộng rãi hơn trước kia. Để tưởng nhớ đến công đức của vị Ni cô đặt nền móng cho chùa và thấy nhiều cây dược liệu quý mọc quanh chùa, trụ trì Tiên Thiện đã đặt tên chùa là “Bửu Lâm” với ý nghĩa nơi đây có báu vật nhiều như cây trong rừng.
Hiện nay, Chùa Bửu Lâm vẫn được hoàn thiện từng ngày và mở cửa đón khách tới thăm.
Vẻ đẹp kiến trúc Chùa Bửu Lâm
Làm nên nét đẹp của chùa Bửu Lâm phải kể đến kiến trúc, đặc sắc nơi đây. Có thể nói, ngôi chùa là nơi hội tụ kiến trúc của nhiều thời đại, dành được nhiều sự quan tâm triều đình phong kiến. Nếu có dịp có tham quan, du khách sẽ bị thu hút ngay bởi vẻ đẹp cổ kính của Bửu Lâm Cổ Tự.
Trải qua hơn 200 năm tồn tại, với nhiều lần tu sửa nhưng Bửu Lâm Cổ Tự vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ kính như thuở ban đầu.
Lần trùng tu đầu tiên là năm 1803, do bà Phạm Thị Đạt thực hiện.
Lần trùng tu thứ 2 là năm 1904, do ảnh hưởng của cơn bão Giáp Thìn ( năm 1904) làm tổn hại nhiều đến ngôi chùa. Tuy nhiên, kiến trúc sau lần tủ đựng này gần như còn nguyên vẹn đến tận ngày nay.
Lần trùng tu thứ 3 được coi là lần tôn tạo lớn nhất được thực hiện vào năm Giáp Tý 1984 do Hòa thượng Nhựt Chiếu tự Hệ Thống giám sát.
Đến năm 1994 Hòa thượng Huệ Thông cho sửa lại mặt tiền Chùa Bửu Lâm và tiếp tục tôn tạo ngôi chùa cổ khang trang và đẹp hẳn lên như du khách thấy ngày nay.
Ban đầu, khi tu sửa chùa được xây dựng theo lối “Nội công Ngoại quốc”, gồm 5 khu vực: Tiền sảnh, Chánh điện, Tổ đường và Tăng xá. Các cột trụ được làm bằng gỗ quý hiếm Căm Xe và Cà Chất; kèo chạm vỏ đậu; đòn tay, rui, mè bằng gỗ thao lao; mái ngói lợp âm dương; nền đúc cao 1m, lát gạch tàu cực kỳ cẩn thận.
Hiện nay, chùa Bửu Lâm được bài trí hoa văn rất đẹp. Khuôn viên chùa được xây dựng gồm 3 khu vực: Tiền đường, Chánh điện và hậu Tổ, tất cả được xây trên nền cao 1m, có diện tích 987m2. Phần mái được lợp hoàn toàn bằng ngói vảy cá gồm 2 lớp mái cách khoảng. Phần gian nhà được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng với nhiều chi tiết kèo, cột, rùi,… được chạm khắc tinh vô cùng tinh xảo.
Đầu tiên là bước vào công tam quan với màu vàng hồng ấn tượng. Dưới dân là hai tượng lân bằng đá uy nghiêm, như hai dũng sĩ canh gác sự bình yên cho ngôi chùa. Môi bên cổng là một tấm bia đã khắc những câu thơ, công nhận của nhà nước về chùa. Xung quanh là rất nhiều cây cổ thụ, tán lá xum xuê làm không gian chùa trở nên thoáng mái, dễ chịu.
Bước qua cổng Tam Quan và vườn Lâm Tỳ Ni. Đây là nơi trưng bày những bức tranh đá về cuộc đời đức Phật từ khi giáng sinh cho đến những thăng trầm. Ngoài ra bên trong vườn còn đặt nhiều bức tượng phật Bồ Tát Địa Tạng, đức Quan Thế m, nổi bật là bức tượng Thế Tôn, kết hợp với nhiều cây kiểng tạo nét hài hòa trong khuôn viên.
Phần trong chánh diện là linh hồn của ngôi chùa. Tại đây, được bài trí chín bộ bao lam với những họa tiết đường nét công phu. Các chi tiết đều được sơn son thép vàng, đặc biệt là bộ chạm lộng “Cửu Long phún thủy” và đôi long trụ “Cá hóa rồng”. Các bộ bao lam còn lại được chạm khắc mai kiểu, song phụng, hoa mẫu đơn, chim trĩ, tứ linh, tứ quý,…
Không chỉ các bộ bao lam, mà nghệ thuật chạm khắc gỗ chùa Bửu Lâm cũng rất ấn tượng. Nghệ thuật tinh xảo này được thể hiện trên 12 tấm hoành phi nền là một tấm gỗ dày 20cm, trên chạm 2 đến 3 lớp với hoa văn được thể hiện tinh xảo, sinh động, xung quanh chạm tứ linh, lưỡng long tranh châu … Đó là những tác phẩm khắc chữ nổi rất độc đáo, thực hiện bởi các đôi tay tài hoa, khéo léo của rất nhiều nghệ nhân chạm trổ cách đây trên 100 năm.
Nghệ thuật điêu khắc được thể hiện ở mọi ngóc ngách trong Chùa bửu Lâm. Lối xuống nhà Tổ có 3 khuôn cửa làm chạm khắc tinh tế. Ngôi Chánh điện và Hậu Tổ được nối với nhau bằng hai dãy nhà với khoảng trống thông thoáng của sân thiên tĩnh được tôn trí gồm nhiều pho tượng như: tượng Bồ Tát Quán Thế m, Hậu Tổ tôn trí bàn thờ Bồ Tát Chuẩn Đề, khám thờ long vị chư Hòa thượng Tổ sư khai sơn, truyền thừa tại chùa Bửu Lâm, tất cả đều được sơn son thếp vàng cẩn thận.
Phía sau ngôi Hậu Tổ Bửu Lâm Cổ Tự là khu vườn Tháp – nơi an trí nhục thân chư Hòa thượng trụ trì qua các thời đại.
Vai trò chùa Bửu Lâm trong kháng chiến
Không chỉ mang những nét đẹp về kiến trúc, chùa Bửu Lâm còn có những giá trị đặc sắc. Có thể nói chùa là một nhân chứng lịch sử, chứng kiến sự thay đổi từ nội chiến vua Lê chúa Trịnh đến những cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược.
Về mặt lịch sử, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc cho thị ủy Mỹ Tho lúc bấy giờ. Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những năm 1926 – 1945, chùa là nơi diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng với sự tham gia của nhiều vị lãnh đạo yêu nước như: cụ Nguyễn Sinh Sắc (Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), cụ Nguyễn Văn Nguyên, cụ Phan Chu Trinh, Mai Bạch Ngọc,…
Khi đó, hòa thượng Như Lý tự Thiên Trường là bạn thâm giao của cụ Phan Chu Trinh. Trong một lần, hòa thượng được giao nhiệm vụ khá quan trọng nên đã thức thâu đêm tìm cách giải quyết, Cụ Phan nhìn cây đèn sáp lấp lóa bên phòng nên đã thức cảnh sinh thơ, dành cho Hòa thượng Như Lý, trong đó có hai câu:
“Mở cửa vì dân nên gió lọt
Trót đêm nhỏ giọt tỏ cùng ai.”
Chùa Bửu Lâm ngày trước từng là nơi thành lập chi bộ Xóm Dầu. Đây là một trong những chi bộ đầu tiên của tỉnh Tiền giang những năm 1930 -1945. Vào năm 1945, chùa Bửu Lâm hiến tặng cho cách mạng một chiếc đại hồng chung cổ để sản xuất vũ khí, góp phần vào cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc ta.
Sự kiện – Lễ hội chùa Bửu Lâm
Hàng năm, chùa Bửu Lâm thường xuyên tổ chức tặng quà cho người nghèo, vận động giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, người già không ai chăm sóc, người tàn tật,… vào các dịp lễ lớn của Phật Giaps cũng như đất nước. Du khách, có thể tham gia vào các dịp tích thiện đức, góp phần làm cho Phật giáo nước nhà ngày càng xương minh, quê hương ngày càng phồn thịnh.
Qua những đóng góp lớn về giá trị cũng như tinh thần, Chùa Bửu Lâm hiện đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc ngày 13 tháng 9 năm 1999.
Chùa Bửu Lâm đang giữ một vai trò quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn cung cấp rất nhiều tư liệu cho nghiên cứu khoa học. Chùa còn mang nét đẹp đời sống tâm linh của phật tử, xứng đáng là niềm tự hào của con dân đất Việt.
Đi chùa Bửu Lâm Tiền Giang như thế nào?
Chùa Bửu Lâm nằm tại thành phố Mỹ Tho nên việc di chuyển rất dễ dàng. Du khách từ các tỉnh đến thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đi theo hướng Đông Nam lên Ấp Bắc về phía đường Nguyễn Thị Thập/ QL60. Từ đây, du khách tiếp tục đi thẳng thêm một đoạn tầm 4km, sau đó qua cầu Nguyễn Trãi, đi tiếp tầm 300 mét nữa thì sẽ nhìn thấy Chùa Bửu Lâm nằm ở phía bên tay trái.
Vì quãng đường khá gần, du khách có thể tham khảo một số hãng taxi di chuyển thuận tiện:
- Taxi Mai Linh Tiền Giang – 0273.3.87.87.87
- Taxi Vina Gold Tiền Giang – 0273.3.68.68.68
- Taxi Happy Tiền Giang – 0273.3.87.77.77
- Taxi Open 99 Tiền Giang – 0273.3.91.91.91
- Taxi Orange Tiền Giang – 0273.3.63.63.63