Một trong những điểm tham quan mà bất cứ ai khi ghé thăm Kuala Lumpur đều phải dừng chân chính là tòa tháp đôi Petronas Twin. Đây cũng là công trình kiến trúc ấn tượng, là niềm tự hào của người dân Malaysia khiến du khách khi nhìn thấy tận mắt đều ngỡ ngàng bởi sự hoành tráng của nó. Bài kinh nghiệm du lịch tháp đôi Petronas Twin ở Kuala Lumpur dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một vài thông tin cần thiết như giá vé, cách đi lại, có gì vui chơi,… ở toà tháp đôi vô cùng nổi tiếng này.
Mục lục:
Toggle- Tour Singapore Malaysia 4 ngày 3 đêm trọn gói 6.990.000 đ
Giới thiệu về tháp đôi Petronas Twin
Với chiều cao 452 mét, tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur là một trong các tòa tháp nổi tiếng nhất Malaysia và cũng là tháp cao nhất thế giới. Cho đến năm 2003, Đài Loan xây xong Trung tâm Tài chính ở Đài Bắc (tháp Taipei 101) với chiều cao 502 mét thì kỉ lục này đã bị phá vỡ. Tuy nhiên thì Petronas Twin vẫn là toà tháp đôi cao nhất thế giới, là biểu tượng mà ai cũng nhớ đến khi nói về Malaysia và luôn là địa điểm tham quan đông đúc du khách ghé thăm trong các chuyến du lịch Kuala Lumpur.
Tháp đôi Petronas Twin được bắt đầu xây dựng vào năm 1993 do kiến trúc sư Cesar Pelli người Argentina thiết kế. Phần lớn thì kết cấu của tháp được xây bằng bê tông cốt thép có khả năng chịu lực rất tốt còn bề mặt tháp thì hoàn toàn bằng kính chịu lực và thép. Nhìn tổng thể thì kiến trúc của tháp đôi Petronas rất giống với phong cách nghệ thuật Hồi giáo – là tôn giáo chính của người dân Malaysia. Thêm một điểm độc đáo khiến người dân địa phương luôn tự hào về tháp đôi Petronas là có đến 32.000 cửa sổ để khách tham quan có thể quan sát khung cảnh bên ngoài. Vì thế vào ban ngày ánh nắng luôn tràn ngập khắp tòa tháp còn khi màn đêm buông xuống, ánh sáng phản chiếu ra từ các ô cửa sổ đó đã góp phần giúp tháp đôi Petronas Twin trở nên lấp lánh hơn, lộng lẫy hơn.
Không chỉ có thế mà nhiều người còn rất ấn tượng với việc hai tòa tháp được nối với nhau bằng một chiếc cầu trên cao – Skybridge. Cây cầu này nằm ở độ cao 170m, có chiều dài 158m và chính là cầu nối hai tòa tháp tại tầng 41 và 42. Thiết kế này rất tiện lợi giúp các nhân viên làm việc tại những văn phòng ở đây có thể di chuyển giữa hai tòa nhà mà không phải xuống tầng 1 trệt. Ngoài chức năng trên thì chiếc cầu trên cao này còn được thiết kế như một đường thoát hiểm khi tòa nhà xảy ra sự cố.
Với vị trí nằm ngay trung tâm Kuala Lumpur nên khi leo lên tháp đôi Petronas, du khách sẽ có được tầm nhìn toàn cảnh thành phố tuyệt đẹp, nhất là vào thời điểm thành phố bắt đầu lên đèn rực rỡ. Cây cầu Sky Bridge nằm ở tầng 41 của tòa tháp và đài quan sát nằm trên tầng 86 là những điểm ngắm cảnh lý tưởng. Bên cạnh đó, nằm dưới chân tháp đôi Petronas Twin là Trung tâm thương mại Suria KLCC hiện đại với diện tích 140.000 m² và bày bán đủ loại hàng hóa cao cấp. Ngoài đi dạo mua sắm thì trung tâm này còn có nhiều công trình khác để tham quan như phòng trưng bày nghệ thuật, nhà hát giao hưởng, trung tâm khoa học, thuỷ cung KLCC,…
- Số tầng: 88
- Ngày khởi công: ngày 1 tháng 3 năm 1993
- Ngày hoàn thành: ngày 1 tháng 3 năm 1996
- Địa chỉ: Kuala Lumpur City Centre, 50088 Kuala Lumpur, Federal Territory of Kuala Lumpur, Malaysia
- Giờ hoạt động: từ 10:00 – 16:00. Đóng cửa vào thứ 2 hàng tuần
- Số điện thoại: +60 3-2331 8080
Giá vé tham quan tháp đôi Petronas Twin ở Kuala Lumpur
Theo kinh nghiệm du lịch tháp đôi Petronas Twin được nhiều bạn chia sẻ thì du khách có thể tham quan và chụp hình lưu niệm bên ngoài tòa tháp cũng được, không bắt buộc phải mua vé. Còn với những ai thích ngắm cảnh, muốn trải nghiệm cảm giác chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh thành phố Kuala Lumpur hiện đại từ cây cầu trên không và đài quan sát thì có thể mua vé. Nhớ đặt vé online trước để đảm bảo còn chỗ, không cần xếp hàng chờ đợi và giá vé cũng rẻ hơn so với mua trực tiếp tại tháp đôi Petronas Twin.
- Người già (từ 60 tuổi trở lên): 50 MYR (~ 267.000 VND)
- Người lớn (từ 13 tuổi – 60 tuổi): 98 MYR (~ 524.000 VND)
- Trẻ em (từ 3 tuổi – 12 tuổi): 50 MYR (~ 267.000 VND)
- Em bé (dưới 3 tuổi): miễn phí
Cách đi đến tháp đôi Petronas Twin ở Kuala Lumpur
Vì tháp đôi Petronas Twin là một điểm tham quan vô cùng nổi bật, nằm ngay trung tâm thủ đô Kuala Lumpur nên rất thuận tiện để khách du lịch đến đó bằng các phương tiện công cộng.
- Xe bus thì bạn có thể chọn xe bus GOKL City Bus, lên xe bus màu tím là có lịch trình đi thẳng đến tháp đôi Petronas Twin.
- Tàu điện ngầm thì chọn tàu LRT Kelana Jaya và xuống ở ga tàu điện KLCC Station, bạn đi qua trung tâm thương mại Suria KLCC và đi thang cuốn lên tầng trệt (tầng G) là tới chân tháp.
- Xe bus hop on hop off cũng có dừng tại tháp đôi Petronas Twin, bạn có thể xuống tham quan sau đó bắt xe khác để quay về.
Tháp đôi Petronas Twin có gì hay để tham quan, vui chơi?
Không chỉ là nơi để bạn ngắm cảnh, chụp được các tấm hình check in thú vị với một công trình kiến trúc vô cùng nổi bật mà tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur cũng có một số điểm tham quan để du khách khám phá, vui chơi. Ví dụ như là:
Công viên KLCC Park
Nếu bạn không muốn mua vé tham quan bên trong tháp đôi Petronas thì có thể dạo quanh công viên KLCC Park để chụp hình vẫn đẹp. Vào ban ngày là được chiêm ngưỡng tòa tháp hoành tráng đứng sừng sững giữa trời. Còn khi buổi chiều tối bắt đầu là khung cảnh trở nên rực rỡ ánh đèn xung quanh.
Cầu Sky Bridge
Một kinh nghiệm du lịch tháp đôi Petronas Twin đó là khi mua vé tham quan thì du khách sẽ ghé cây cầu Sky Bridge đầu tiên với thời gian khoảng 20 phút. Cây cầu có kết cấu hai tầng với hệ thống bản lề và khớp mở phức tạp cùng với các bạc đạn hình cầu đảm bảo cho Sky Bridge luôn đứng vững bất chấp hai tòa tháp có thể bị di chuyển hay vặn xoắn. Đây cũng là địa điểm giúp bạn có những tấm hình check in sống ảo cực đẹp, cực chất cùng cơ hội ngắm nhìn cảnh đẹp từ trên cao.
Đài quan sát Observation Deck
Sau khi đã tham quan cây cầu Sky Bridge thì du khách sẽ tiếp tục đi thang máy lên tầng quan sát ở Tầng 86, nơi có độ cao hơn 360 mét so với mặt đất. Tại đây bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố vô cùng rõ nét tại đài quan sát Observation Deck. Không chỉ có thể mà còn có trải nghiệm thực tế ảo tăng cường (VR), một số mô hình và màn hình thu nhỏ về thành phố Kuala Lumpur.
Thuỷ cung Aquaria KLCC
Thuỷ cung Aquaria KLCC nằm dưới chân tòa tháp Petronas, được xây dựng theo chủ đề một chuyến hành trình từ đất liền ra đại dương. Du khách sẽ được khám phá vùng cao sương mù, xuôi theo những dòng sông, xuyên qua rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn để đến những rạn san hô dưới biển xanh sâu thẳm. Thuỷ cung Aquaria KLCC tập trung hơn 250 loài khác nhau và hơn 5.000 động vật trên cạn và dưới nước từ Malaysia cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra bên trong có một đường hầm đi bộ dài đến 90 mét để bạn dễ dàng nhìn ngắm vô số loài cá, từ những con cá mập có hàm răng sắc nhọn đến cá đuối khổng lồ và nhiều loài cá độc đáo khác. Lưu ý là bạn phải mua vé tham quan thuỷ cung này riêng chứ không có bao gồm trong vé tham quan tháp đôi Petronas nhé.
Một số câu hỏi liên quan tháp đôi Petronas Twin
Để cho chuyến đi tham quan được thuận lợi hơn thì cũng có một số câu hỏi mà du khách cũng thường xuyên thắc mắc. Bạn có thể tham khảo qua để lấy kinh nghiệm du lịch tháp đôi Petronas Twin cho chuyến đi sắp tới của mình.
Dĩ nhiên là được nếu bạn đứng chụp hình lưu niệm bên ngoài tháp thì vô tư. Còn khi vào bên trong thì chỉ cho phép chụp ảnh bằng các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy ảnh. Với các thiết bị chuyên nghiệp như giá đỡ 3 chân,… thì không được phép.
Thông thường thì một chuyến tham quan đầy đủ, có hướng dẫn viên của Tháp đôi Petronas đi theo giới thiệu thông tin thì tầm khoảng 45 phút – 1 tiếng đồng hồ.
Tuy rằng không dành cho những người yếu tim hay sợ độ cao nhưng cầu Skybridge vô cùng an toàn để bạn đi bộ. Lớp vỏ thép và kính sẽ giúp bạn an toàn trước mọi yếu tố tự nhiên nên bạn chỉ cảm thấy có những cơn gió nhẹ thổi qua thôi chứ không hề nguy hiểm gì.
Vì là điểm tham quan trong nhà nên du khách có thể đi vào thời gian nào trong ngày cũng được. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch tháp đôi Petronas thì bạn nên đi vào buổi sáng và các ngày trong tuần sẽ vắng khách hơn.