Đầu tư vào các trò chơi team building luôn là một trong những hướng đi hiệu quả nhất mà doanh nghiệp lựa chọn để giúp gắn kết các thành viên cũng như nâng cao tinh thần đội nhóm. Không cần có không gian quá rộng hay công cụ cầu kỳ, những trò team building trong nhà dưới đây cũng sẽ tạo bầu không khí sôi nổi, giúp mọi người thoải mái tinh thần và có những phút giây thật thư giãn.
Mục lục:
ToggleCác trò chơi teambuilding trong nhà hay
Trò “tam sao thất bản”
Thể lệ trò chơi: Chia đội chơi thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ có 5 người để đứng thành một hàng, quay lưng lại với quản trò. Khi đó, quản trò sẽ bắt đầu đưa lên một bức tranh hoặc là một cụm từ để miêu tả đồ vật, con vật hoặc người nào đó. Người đầu tiên gần với quản trò nhất sẽ quay lại, họ sẽ có một khoảng thời gian nhất định là 15 hoặc 30 giây để vẽ lại đồ vật đó. Sau đó, sẽ đưa bức tranh của mình cho người thứ hai xem, họ cũng vẽ lại và truyền cho người thứ ba, cứ tiếp tục như vậy, đến người cuối cùng phải đoán đúng tên đồ vật mà quản trò đưa ra.
Mục đích: Đây là trò chơi giúp khai thác tư duy, sự sáng tạo cũng như ý tưởng độc đáo của các thành viên. Qua đó, sẽ kết nối mọi người cũng như phá bỏ đi khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo.
Yêu cầu: Tấm bảng vẽ, bút lông, số lượng thành viên 5 người/ đội, chia ra 3-4 đội.
Trò “tên tôi là gì?
Thể lệ trò chơi: Đây là trò chơi mà mỗi người chơi sẽ sử dụng các câu hỏi “có” hoặc “không” để đoán danh tính của một người. Cụ thể, mỗi người chơi sẽ viết tên một người nào đó vào bản tên tự dán. Người đó có thể là bất kỳ ai, một người nổi tiếng, vận động viên hoặc là thành viên trong công ty. Sau đó, những người chơi sẽ bắt đầu dán bản tên vào sau lưng của người khác. Nhiệm vụ của họ là hỏi các câu hỏi khác nhau, những người xung quanh sẽ trả lời có hoặc không, nhằm giúp họ đoán ra chính xác.
Mục đích: Các thành viên sẽ vận động cơ thể ấm lên và họ sẽ bắt đầu giao tiếp với nhau nhiều hơn. Từ đó, cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như giúp kết nối với mọi người nhiều hơn.
Yêu cầu: Đội nhóm có số lượng không giới hạn, dụng cụ cần có là tấm dán và bút lông.
Trò “Đuổi hình bắt chữ”
Thể lệ trò chơi: Chia thành nhiều đội, mỗi đội sẽ cử ra một thành viên đảm nhận nhiệm vụ là gợi ý từ khóa để có thành viên có thể đoán đúng từ khóa đó. Khi đó, người quản trò sẽ đưa ra một cụm từ thuộc chủ đề nào đó, ví dụ như thành ngữ – tục ngữ, ca dao,vv… Tất nhiên, người gợi ý không được nói ra bất cứ từ nào đó trong cụm từ khóa, nếu không sẽ bị mất cơ hội. Đội nào đoán được nhiều đáp án hơn là đội đó thắng.
Mục đích: Đây cũng là dịp để các thành viên xác nhận mình hiểu đồng đội đến đâu cũng như khai thác được độ nhạy bén, tư duy của mỗi người.
Yêu cầu: Không giới hạn số lượng người chơi, dụng cụ bao gồm tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ, câu đố
Trò “Không cười”
Thể lệ trò chơi: Tất cả mọi người sẽ cùng ngồi lại gần nhau, đối diện với màn hình selfie của điện thoại hoặc bất kỳ bức ảnh nào mà bạn cho là hài hước. Khi hiệu lệnh bắt đầu, tất cả mọi người đều không được cười, nếu ai đó cười mỉm hoặc cười thành tiếng là đã thua. Để “đánh bại” các đối thủ, các thành viên đều có quyền làm bất cứ một biểu cảm hoặc là điều gì, miễn là để người bên cạnh không thể nhịn cười nổi nữa là chiến thắng.
Mục đích: Trò chơi cũng là dịp đem lại tiếng cười cho tất cả mọi người, giúp gắn kết các tâm hồn trong những ngày vùi đầu vào công việc và chịu đựng sự mệt mỏi, căng thẳng.
Yêu cầu: Không yêu cầu về số lượng, phù hợp quy mô nhóm, càng đông càng vui.
Trò “Lắng nghe đồng đội”
Thể lệ trò chơi: Chia đội chơi hợp lý, đảm bảo mỗi đội có ít nhất 5 thành viên. Khi đó, xếp các thành viên đứng theo hàng dọc và đứng quay lưng lại với người đầu tiên. Những người này sẽ được cho đeo tai nghe và mở nhạc lớn. Người đầu hàng sẽ nghe một câu nói từ trọng tài, họ có 10 giây để la hét với người phía sau. Người cuối cùng sẽ là người phải đưa ra đáp án, nếu đúng thì sẽ tính 1 điểm.
Mục đích: Đây cũng là một trong những trò chơi team building trong nhà thú vị và hấp dẫn nhất. Không chỉ giúp cho các thành viên trong đội hiểu ý nhau hơn mà còn tạo ra không khí vui tươi, sôi nổi và đoàn kết hơn.
Yêu cầu: Số lượng đội là 2-3 đội, mỗi đội 5-7 người, dụng cụ là tai nghe và máy phát nhạc
Trò “Nhìn mắt đoán người nổi tiếng”
Thể lệ trò chơi: Khi chơi, các thành viên sẽ đứng thành hàng dọc, người quản trò sẽ bắt đầu bấm hình ảnh đầu tiên, bạn sẽ có thời gian 3-5 giây để đoán xem đó là ai. Nếu không đoán được sẽ phải chịu một hình phạt nào đó, ví dụ như bị đánh bằng búa, ăn chanh hoặc là vẽ mực lên mặt. Nếu người đó không đoán được sẽ tới lượt người tiếp theo, đoán đúng sẽ đến những người tiếp theo.
Mục đích: Trò chơi sẽ giúp tăng khả năng phản xạ, luyện mắt cho người chơi cũng như rút ngắn khoảng cách, tạo ra tiếng cười cho đội nhóm.
Yêu cầu: Thích hợp với nhóm nhỏ, từ 7-10 người, dụng cụ là thiết bị có màn hình lớn như laptop, máy tính bảng.
Trò “Bịt mắt đoán tên đồ vật”
Thể lệ trò chơi: Đây là trò chơi đoán tên món đồ vật. Khi đó, cả hai đội sẽ lần lượt sờ vào các sờ tay vào thùng, sau đó dùng lời nói để miêu tả đồ vật mà mình nắm được. Để tiết kiệm thời gian, bạn hãy miêu tả đồ vật dễ nhất, những thứ khó đoán hơn thì để sau. Cứ như vậy, đội nào đoán đúng nhiều hơn thì đội đó thắng.
Mục đích: Trò chơi sẽ kích thích sự tò mò, trí tưởng tượng của từng người vì họ không biết bên trong chính xác là cái gì. Qua đó, rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng như đoán ý người khác.
Yêu cầu: Số lượng người chơi chỉ nên từ 4-8 người/ đội.
Trò chơi “Món ăn bingo”
Thể lệ trò chơi: Đây là trò mà hầu như tất cả mọi người đều yêu thích, nhất là các bạn mê ăn uống. Khi đó, mỗi người sẽ được chọn ra 16 món ăn ở quầy buffet trong số hàng trăm món và sau đó là sắp xếp chúng ngẫu nhiên trên ô bàn ăn của mình. Khi đó, người đầu tiên sẽ bắt đầu hô to món ăn yêu thích của mình, ai có cùng món ăn sẽ được tích điểm. Cứ lần lượt như vậy, ai ăn hết hai hàng đầu tiên sẽ hô lên “Bingo” và trở thành người chiến thắng.
Mục đích: Đây không chỉ là trò chơi mang tính chất giải trí, thể hiện niềm vui ăn uống mà còn là trò mang tính chất tư duy. Bởi không phải cứ ăn càng nhiều ô càng tốt, bạn phải biết cách tính toán và chọn ô ăn sao cho hợp lý.
Yêu cầu: Số lượng khoảng 5-7 người, bàn ăn chia thành 16 ô vuông ngăn cách với nhau.
Trò chơi “Săn đồ vật”
Thể lệ trò chơi: Người tổ chức trò chơi sẽ tiến hành giấu các đồ vật tại các vị trí khác nhau ở trong toà nhà. Khi đó, các đội sẽ chia nhau để đi tìm trong thời gian đã quy định. Đội nào tìm ra nhiều đồ vật nhất, đó sẽ là đội chiến thắng. Để tăng tính hấp dẫn, kịch tính, bạn có thể giành đồ vật với đội khác với mục đích cuối cùng là đem về nơi tập trung cuối cùng.
Mục đích: Trò chơi đòi hỏi các thành viên trong đội phải biết cách phối hợp, đồng thời “nhanh tay lẹ mắt” để có thể tìm được nhiều đồ chơi nhất, mang chiến thắng về cho đội.
Yêu cầu: Số lượng người chơi không giới hạn. Cần không gian trong nhà rộng, có nhiều ngóc ngách, vị trí để giấu đồ. Dụng cụ gồm các đồ vật có kích thước gần bằng nhau.
Các trò chơi team building trong nhà thường không đòi hỏi quá nhiều về không gian, dụng cụ cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, để tạo ra tiếng cười rôm rả, gắn kết mọi người thì cần biết cách lựa chọn trò chơi phù hợp, cân nhắc về số lượng thành viên, sở thích cũng như biết cách duy trì không khí, tránh tạo ra sự nhàm chán, tẻ nhạt.